Vài nét về tác giả
Họ và tên: Võ Bá Cường
Năm sinh: 1940
Quê quán: Làng Phương Đài, tổng Cát Hộ, phủ Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng), Thái Bình
Địa chỉ thường trú: L18, khu đô thị Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
* Tác phẩm tiêu biểu
- Thơ: Nỗi nhớ mùa thu (1989); Khi chúng mình yêu nhau (1990); Miền gió thức (1991); Nỗi buồn con gái (1992); Trăng lại mọc (1993); Dưới bóng tre xanh (1996); Hồn quê (2000); Khát gió (trường ca) (1999); Mấy ngọn cỏ non (2004).
- Văn xuôi: Thừa kế (tập truyện) (2000); Phố phường cát bụi (tập truyện) (1996); Ở làng lắm chuyện (tiểu thuyết) (2001); Trở mặt (tiểu thuyết) (2002); Người đánh thức cánh đồng (tiểu thuyết) (2006); Chuyện tình ông cố vấn (truyện ký) (2004); Bạn văn (truyện ký) (2007); Mây trắng về đâu (bút ký) (2010); Chuyện tướng Độ (truyện ký) (2007); Người thầy đặc biệt (truyện ký) (2009); Chảo lửa (truyện ký) (2012); Thời tôi sống (hồi ký) (2012); Trần Độ - cây bút cây súng đi suốt cuộc đời (truyện ký) (2013); Tướng bà (tiểu thuyết) (2014); Ông tướng miền Tây (tiểu thuyết) (2014).
* Giải thưởng
Giải thưởng văn học Lê Quý Đôn 2 lần (1986-1990), (1997-2001);
Giải B giải thưởng ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1996 cho tập “Dưới bóng tre xanh”;
Giải C cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn cho truyện ký “Chảo lửa” (2007-2010);
Giải khuyến khích của Hội Nhà văn và Bộ đội Biên phòng, (2008).
* Đóng góp cho ngành Công an
Có nhiều tiểu thuyết và truyện ký viết về đề tài an ninh trật tự. Đặc biệt tập truyện ký “Chảo lửa” đã giúp cho tác giả trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu ngoài lực lượng Công an thành công với mảng đề tài vốn được coi là khó viết này.
Hoàn cảnh ra đời của “Chảo lửa”:
Tôi có cái may mắn được gặp Lãnh đạo Bộ Công an. Qua câu chuyện ông kể, tôi cảm nhận được tính li kì hấp dẫn về một đơn vị anh hùng, chiến sĩ anh hùng trên mặt trận chống ma túy cam go, nóng bỏng và hết sức nhạy cảm. Nhờ ông, tôi được tiếp cận với cán bộ chiến sĩ dưới quyền ông. Tiếp xúc với ông, với họ tôi mới vỡ lẽ sức công phá của cánh lính cảnh sát chống tội phạm ma túy vô cùng lớn lao mà ít người biết tới. Có đi với các anh, cùng các anh vào hang ổ tội phạm như Na Ư, Cò Tang, Hang Kia - Pà Cò (Hòa Bình), Loóng Luông (Sơn La), Quế Phong (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh) và nhiều nơi khác mới thấy họ là những chiến sĩ thực sự mưu trí, dũng cảm, thiện đạo và nhân văn.
Tất cả các nhân vật trong sách là có thật. Sự kiện các vụ án đầy tính li kì hấp dẫn tôi vẫn giữ nguyên mẫu để viết. Và chính chiến sĩ cảnh sát Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã là nguồn cảm hứng bất tận cho ngòi bút của tôi.
Tôi viết đề cao tính chân thực của lịch sử nhằm tôn vinh những người anh hùng, sống và chiến đấu ở đơn vị anh hùng. Các anh đã biết thiết lập bức tường lửa nhằm ngăn chặn “cái chết trắng”.
Tôi vô cùng biết ơn lãnh đạo Bộ Công an đã vì người lính của mình tạo điều kiện cho tôi đi vào viết “Chảo lửa” để ra mắt bạn đọc. |