Vài nét về tác giả
Họ và tên: Nguyễn Văn Hiếu
Năm sinh: 1948
Bút danh viết văn: Nguyễn Hiếu
Bút danh viết báo: Hoàng Bách Thành, Bách Thành, Minh Tâm, Thụy Phương...
Quê quán: Làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Nguyên là: Phóng viên kinh tế Đài Tiếng nói Việt Nam (1970, 1974-2009); Biên tập viên Ban Văn nghệ Đài Phát thanh Giải phóng (A7 CP90) (1971-1973)
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam
Hội Nhà văn Hà Nội
Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam
Hội Nghệ sĩ sân khấu Hà Nội
Hội Điện ảnh Việt Nam
Hội Điện ảnh Hà Nội
Hội Nhà báo Việt Nam.
* Tác phẩm tiêu biểu
- Tiểu thuyết: Đã in 24 tiểu thuyết. Một số tiểu thuyết chính: Người đàn bà quỷ ám (1988); Bộ Dòng sông màu máu (2 tập) (1989, 1996); Chân trời vỡ đôi (1990); Chuyện tình người điên (1990); Bốn bước đến chân trời (1992); Lặng lẽ cuối cùng (1996); Xử bắn (1994); Con ngố (2007); Tình nhân (2009).
- Truyện ngắn: Đã in 9 tập. Một số tập chính: Chuyện cái vòi nứơc (tập truyện hài) (1984); Cười dành cho tất cả (tập truyện hài) (1990); Bóng ảnh cuộc đời (1991); Trưởng thông xử án (1994); Trên mặt đất lại có người (2009); 7 nàng Bạch Tuyết và chú lùn (2013); Người đàn ông không lấy vợ (2014).
- Kịch bản: Chuyện như thế thì cần phải nói (hài kịch) (1976); Bốn trái tim đau (1992); Trò đùa của dân (2003); Nước mắt đàn ông (1992); Linh hồn đông lạnh (2008); Hàng rào giữa hai nhà (2011); Khi giàn mùng tơi gẫy rập (2012); Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (2013).
- Kịch bản phim: Con tàu đã ra khơi (1992); Chuyện đột ngột của làng ven sông (1996); Làng êm ả bên sông (1998); Vàng tận đáy sau (2000); Đau buốt đến tim (2015)...
- Đã in Tuyển tập Nguyễn Hiếu nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long năm 2010 gồm 10 tập (hơn 6.000 trang) gồm 19 tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn, 300 bài thơ và trường ca, 9 kịch bản...
- Tác phẩm đã in ở NXB Công an nhân dân: Tuyển tập Truyện ngắn chọn lọc (in chung) (2009); Mặt nạ để đời (tiểu thuyết) (2011); Con tàu hoang (tiểu thuyết) (2014).
* Giải thưởng
- Giải thưởng thơ: 2 giải năm 1973, năm 1990.
- Giải kịch:
Giải Nhất cuộc thi kịch ngắn của Đài TNVN, Tổ chức UNFA (tổ chức Sinh đẻ kế hoạch thế giới 1988)
Giải UBLHVHNTVN 2003 (kịch Nguyễn Hiếu)
Giải kịch bản xuất sắc hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 2010 (kịch bản Khi giàn mùng tơi gẫy rập)
Giải kịch bản xuất sắc hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 2012 (kịch bản hài Con người là như thế nào)
Huy chương Vàng Hội thi nghệ thuật chèo 2013 Chu văn An - Người thầy của muôn đời
- Giải truyện ngắn: Giải TC Văn nghệ Quân đội 1988 với truyện ngắn Nhãn lồng nhà ông Cả Đoạt; Giải Báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam với truyện ngắn Chuyện quan trọng của bà Cả Đào (1990).
- Giải tiểu thuyết:
Bụi đường (Bộ Giao thông vận tải và Hội Nhà văn Việt Nam, 1990)
Biển toàn là nước (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam).
- Giải ngành Công an:
Giải kịch ngắn chống ma tuý cho Đài TNVN và UB phòng, chống ma tuý quốc gia (2003)
Tôi bán mình (Bộ Công an) (1993)
Giải Nhất ký Bố tôi - Công an Hà Nội (Báo An ninh Thủ đô) (2010)
Giải B cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” (2007-2010) do Bộ Công an phối hợp với Hội nhà văn Việt Nam tổ chức cho tiểu thuyết Mặt nạ để đời (2010).
* Đóng góp cho ngành Công an
Nguyễn Hiếu quan niệm viết văn chân chính không chỉ là một nghề, một nghiệp đặc biệt mà còn là một sứ mệnh. Bởi ba yếu tố đó nên người gánh vác công việc này không chỉ cần có tài năng, thạo nghề, cần cù, mà còn phải đôn hậu, dũng cảm và nhiệt tâm. Có như vậy người cầm bút mới bảo vệ và chiến đấu cho mục tiêu cao cả “vì con người”. Khắc hoạ chân dung những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ đất trời, bảo vệ sự bình yên trên từng thôn xóm sao cho xác thực, thân gần mà lại không kém phần sinh động là sứ mệnh mà cái “tâm” của Nguyễn Hiếu luôn thúc giục nhà văn sáng tạo. Nhờ những trang văn, những kịch bản giàu giá trị nhân sinh của ông mà độc giả hiểu hơn, cảm thông hơn, yêu mến người chiến sĩ Công an hơn. |